Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực điện tử và vi mạch bán dẫn cho Hải Phòng
Mỗi dịp mùng 10 tháng giêng hằng năm, thị trường vàng trong nước lại chứng kiến một cơn sốt “mua sắm”. Nhiều người tin rằng mua vàng vào ngày Vía Thần tài sẽ mang lại may mắn, tài lộc cả năm. Nhưng liệu thói quen này có thực sự giúp họ phát tài, hay chỉ là một hiệu ứng tâm lý khiến giá vàng bị đẩy lên cao?Sáng mùng 9 tháng giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 6.2.2025), giá vàng miếng SJC vẫn không ngừng hạ nhiệt ở mức gần 91 triệu đồng, vàng nhẫn cũng không đứng ngoài cuộc đua, cũng quanh mức trên 90 triệu đồng ở chiều bán ra.Dù biết giá cao, những ngày này nhiều người vẫn chờ mua vàng vì quan niệm "có còn hơn không" chờ đón ngày Vía Thần tài.Không chỉ ảnh hưởng từ nhu cầu trong nước, giá vàng còn chịu tác động từ thị trường quốc tế. Những chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc và một số nước, những động thái của ông Donald Trump về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể khiến dòng tiền đổ vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn.Giá vàng trong thời gian qua đã liên tục tăng mạnh, giá vàng thế giới thì khoảng hơn 2.870 USD/ounce. Dù có thể tiếp tục tăng, nhưng theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền, biên độ tăng sẽ không còn quá lớn. Nếu vàng chạm ngưỡng 100 triệu đồng/lượng, đây có thể là điểm dừng và khó tăng mạnh hơn nữa.Ông Huỳnh Thanh Điền cũng nhận định một số người nghe phân tích rằng giá vàng còn có thể tăng, nên vội vàng mua vào với hy vọng sinh lời. Nhưng nếu không có kế hoạch rõ ràng, việc đầu tư vào vàng thời điểm này cần cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, vay tiền để mua vàng là điều tối kỵ, bởi nếu giá vàng không tăng như kỳ vọng, người vay vẫn phải trả lãi, thậm chí gánh thêm áp lực tài chính khi giá giảm.Vợ chồng già khốn khổ với 3 người con không bình thường
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27.2 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Ngô Khiêm xác nhận đang lên kế hoạch và sắp xếp sơ bộ cho hoạt động đối thoại quân sự Mỹ-Trung trong tương lai gần, theo Tân Hoa xã.Ông Ngô Khiêm cho biết thông tin chính thức sẽ được công bố vào thời điểm cụ thể và bày tỏ hy vọng quan hệ quân sự Mỹ-Trung sẽ có khởi đầu tốt đẹp và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.Đó là câu trả lời của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc về câu hỏi liệu Bắc Kinh có cảm thấy lo ngại rằng sự thay đổi nhân sự vừa diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự Mỹ có thể gây ảnh hưởng quan hệ ở khía cạnh này giữa hai nước hay không.Lần tiếp xúc công khai gần đây nhất giữa giới chức quân đội cấp cao song phương là vào tháng 9.2024, khi các tư lệnh chịu trách nhiệm cho các sứ mệnh ở Biển Đông đã trao đổi qua điện đàm.Trong một diễn biến khác, cuộc gặp Mỹ-Nga đã được tổ chức ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 27.2 trong nỗ lực khôi phục quan hệ song phương.AFP đưa tin cuộc gặp được tổ chức tại nơi ở của Tổng lãnh sự Mỹ và diễn ra theo sau cuộc đối thoại cấp cao ở Riyadh (Ả Rập Xê Út) hôm 18.2.Cả hai bên đều không tiết lộ tên tuổi cụ thể những thành viên tham gia, nhưng TASS cho hay phái đoàn Nga bao gồm các đại diện của bộ ngoại giao.Cuộc gặp ở Istanbul nhằm mục tiêu bình thường hóa công tác của các phái bộ ngoại giao song phương, sau khi hai nước tuyên bố trục xuất viên chức sứ quán của nhau dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Cà Mau: Rà soát tình hình phụ nữ mất việc trở về địa phương
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hạng nhì: Trần Khánh Vũ – Dương Thị Thúy Kiều (LV Media)
Tình báo Nga phá âm mưu cướp chiến đấu cơ của gián điệp Ukraine?
Chiều 9.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thủ tướng biểu dương TP.HCM vừa chính thức khánh thành tuyến metro số 1 sáng cùng ngày.Ông nhấn mạnh, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tăng trưởng từ 8% là tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại. Khơi thông và sử dụng hiệu quả đầu tư công, trong đó, đầu tư các công trình giao thông chiếm tỷ trọng lớn.Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trong năm 2025, phải hoàn thành mục tiêu cả nước có ít nhất 3.000 km cao tốc và 1.000 km đường ven biển, cơ bản thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn tới Cà Mau.Đồng thời, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, cảng Lạch Huyện… Một số dự án giao thông dự kiến hoàn thành năm 2027 nhưng có thể nỗ lực hoàn thành sớm hơn nếu có thời cơ, điều kiện thuận lợi.Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn tất việc phân bổ toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, hoàn thành trước 15.3. Trường hợp không phân bổ đúng hạn, Chính phủ sẽ thu hồi số vốn ngân sách T.Ư chưa phân bổ để bố trí cho các dự án khác cần vốn đẩy nhanh tiến độ và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.Cùng với đó, phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2025 so với dự toán năm để tập trung cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Các địa phương cần rà soát, báo cáo các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết, nhất là nguyên vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm tại đồng bằng sông Cửu Long...Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, sau phiên họp trước đó, Bộ KH-ĐT đã hoàn thành thẩm định dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; hướng dẫn tỉnh Tuyên Quang về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tuyên Quang - Hà Giang.Đặc biệt, Bộ Xây dựng, các địa phương và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang triển khai thi công 28 dự án với tổng chiều dài khoảng 1.188 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.Trong đó, có 16 dự án với tổng chiều dài 786 km đang triển khai bám sát kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, nhiều dự án có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu rút ngắn thời gian thi công từ 3 - 6 tháng so với hợp đồng. Trong đó Bộ Xây dựng 14 dự án dài 760 km, các địa phương 2 dự án dài 26 km.Hiện 12 dự án với tổng chiều dài 402 km còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng cần phải quyết liệt, tập trung tháo gỡ, tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" mới có thể hoàn thành trong năm 2025. Trong đó Bộ Xây dựng 3 dự án dài 129 km, các địa phương 9 dự án dài 273 km...